Google Analytics đã chứng minh bản thân là một trong những công cụ tiếp thị tốt nhất hiện có từ nhiều năm qua. Với các báo cáo chi tiết và thân thiện với người dùng về hoạt động trên website, Google Analytics là một công cụ tuyệt vời để các nhà tiếp thị thấu hiểu đối tượng khách hàng và gia tăng tỉ lệ chuyển đổi. Vậy Google Analytics là gì và những sai lầm doanh nghiệp thường mắc phải khi sử dụng Google Analytics như thế nào? 

 

Google Analytics là gì?

 

Google Analytics là một công cụ phân tích website miễn phí được cung cấp bởi Google để giúp bạn phân tích lưu lượng truy cập website. Google Analytics sẽ cung cấp các số liệu thống kê và các công cụ phân tích cơ bản để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và đạt được các mục đích Marketing. Dịch vụ này hiện có sẵn cho bất kỳ cá nhân nào có tài khoản Google.

 

Thực tế rằng website chính là trung tâm sự hiện diện của doanh nghiệp trên nền tảng kỹ thuật số. Do đó cách tốt nhất để cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về hiệu quả của tất cả các chiến dịch đang chạy để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến chính là sử dụng Google Analytics.

 

Google Analytics là gì? (Ảnh: Reliable Soft)

 

Các công cụ đo lường dữ liệu và phân tích là vô cùng quan trọng và hữu ích trong doanh nghiệp, từ việc giúp bạn hiểu khách hàng của mình đến việc tăng lưu lượng truy cập thường xuyên hơn dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Để thiết lập tài khoản Google Analytics, bạn chỉ cần truy cập trang đăng nhập Google Analytics, tạo tên người dùng và kết nối trang web doanh nghiệp.

 

Google Analytics sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến

 

  • Khách truy cập: có bao nhiêu khách truy cập mỗi ngày, họ dùng thiết bị gì để kết nối với website, họ dùng trình duyệt gì để kết nối, nhân khẩu học của khách truy cập ra sao…
  • Nguồn truy cập: trang web nguồn nào mang đến sự chuyển đổi nhiều nhất cho website của bạn, mạng xã hội nào đem tới traffic cao nhất, bạn đã thành công bao nhiêu với ngân sách mình bỏ ra, keyword nào đem lại traffic tốt nhất..
  • Về những trang con trong website: khách truy cập dành bao nhiêu thời gian cho các bài viết, bài viết nào phổ biến nhất, landing page doanh nghiệp hiệu quả như thế nào
  • Hành động trên trang: họ dành bao nhiêu thời gian trên trang, họ ghé thăm những bài viết nào, họ hành động gì trên trang, có bao nhiêu người điền thông tin đăng ký nhận bản tin…

 

Các tính năng chính của Google Analytics là gì?

 

Dưới đây sẽ một số tính năng chính của google Analytics hay nói cách khác là lợi ích của google Analytics như:

 

  • Sử dụng Advanced Segment để theo dõi các chiến dịch cụ thể
  • Tùy chỉnh Dashboard để xem những dữ liệu cần thiết
  • Theo dõi doanh thu của các sản phẩm
  • Có thể xem các nội dung, từ khóa mà khách hàng thường xuyên tìm kiếm
  • Funnel Visualization: Kiểm tra người dùng thoát trang ở bước nào trong quá trình mua hàng – thanh toán
  • Theo dõi hành vi người dùng
  • Tạo các mô hình so sánh mức độ tham gia của các kênh marketing (Model Comparison)
  • Xem dữ liệu nhân khẩu học của nguồn đối tượng truy cập vào website: Nhóm tuổi, địa điểm, chủ đề ưa thích…

 

Hướng dẫn cách cài đặt google Analytics cho wordpress

 

Dưới đây sẽ là các bước hướng dẫn cách cài đặt google Analytics cho wordpress chi tiết dành cho những bạn chưa biết có thể thực hiện:

 

Bước 1: Đầu tiên bạn cần truy cập theo đường dẫn: Tại đây. Đăng nhập google Analytics bằng cách sử dụng tài khoản Gmail (Nếu chưa có thì bạn có thể tự tạo tài khoản Gmail)

 

 

Bước 2: Bấm chọn thiết lập miễn phí.

 

 

Bước 3: Tạo tên tài khoản —> Bấm tiếp để tiếp tục.

 

 

Bước 4: Chọn đo lường trên Web —> Bấm Tiếp để tiếp tục

 

 

Bước 5: Thiết lập thuộc tính bao gồm: Tên trang web, URL, Danh mục ngành, Múi giờ báo cáo —> Bấm Tạo.

 

 

Bước 6: Tích chọn các điều khoảng như hình bên dưới và bấm chọn “Tôi chấp nhận

 

 

Bước 7: Sau khi tạo và thiết lập xong các thông tin Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn 1 đoạn mã. Bây giờ bạn chỉ cần gắn đoạn mã đó lên website là được.

 

 

Cách chèn code google Analytics vào website wordpress

 

Có khác nhiều cách để chèn code Google Analytics vào website và cụ thể ở đây là những website sử dụng mã nguồn mở wordpress. Trong bài viết này MarketingAI sẽ hướng dẫn bạn cách chèn code Google Analytics đơn giản và phổ biến nhất, ai cũng có thể thực hiện được.

 

Đầu tiên bạn cần đăng nhập được vào trang quản trị website. Tiếp đó tại cột bên trái bạn chọn Appearance —> Theme Editor

 

Cách chèn code google Analytics vào website wordpress

 

Nhìn sang bên phải tại mục Theme Files —> Theme Header

 

Cách chèn code google Analytics vào website wordpress

 

Paste (Dán) đoạn code google Analytics vừa lẫy vào trong đoạn thẻ

. Sau đó bấm Upload File để cập nhật. Như vậy là xong!

 

Cách chèn code google Analytics vào website wordpress

 

Cách sử dụng google Analytics

 

Cách sử dụng Google Analytics bao gồm:

 

  • Hướng dẫn cài mã Google Analytics
  • Hướng dẫn đọc số liệu cơ bản trên Google Analytics

 

 

8 sai lầm doanh nghiệp thường mắc phải khi sử dụng Google Analytics là gì?

 

Vì công cụ này rất hữu ích và đặc biệt quan trọng. Do đó, doanh nghiệp cần sử dụng chính xác để có thể đạt được hết tiềm năng của công cụ này. Dưới đây là một số lỗi Google Analytics phổ biến cần tránh để đảm bảo rằng bạn sẽ tận dụng tối đa sức mạnh này.

 

Không sử dụng Google Analytics ngay từ đầu

 

Theo thống kê, có khoảng từ 30 đến 50 triệu trang web sử dụng Google Analytics. Nếu trang web của bạn không phải là một trong số đó, bạn có nguy cơ bỏ lỡ một trong những ứng dụng tốt nhất để phân tích lưu lượng truy cập website. Không sử dụng Google Analytics hoặc nền tảng theo dõi khác cho trang web của bạn giống như bạn không thể biết chiến lược tiếp thị nào đang hoạt động tốt hay không.

 

Với Google Analytics, doanh nghiệp có thể xem xét cách thức người dùng hoạt động trên mỗi trang, từ đó thực hiện các điều chỉnh các tính năng để cải thiện chiến lược kinh doanh của mình.

 

Không sử dụng Google Analytics ngay từ đầu

Lỗi lầm đầu tiên các nhà tiếp thị có thể mắc phải chính là không cài đặt Google Analytics ngay từ đầu (Ảnh: Behance)

 

Không lọc dữ liệu phiên nội bộ

 

Đối với một tổ chức lớn, hàng nghìn lượt xem trang mỗi tháng có thể đến từ nội bộ công nhân viên chứ không phải đến từ khách hàng tiềm năng. Hoạt động nội bộ này có thể làm lệch dữ liệu doanh nghiệp ngay từ đầu và cung cấp cho bạn ý tưởng không chính xác về hiệu suất của website. Vì vậy, điều quan trọng là phải thiết lập bộ lọc để xóa thông tin này khỏi kết quả để các phân tích trở nên chính xác nhất có thể.

 

Không lọc lưu lượng thư rác

 

Khoảng 4% của tất cả lưu lượng truy cập internet đến từ thư rác; điều này có vẻ như là một tỷ lệ nhỏ, nhưng nó có thể chuyển thành một số lượng đáng kể lượt xem trang vô nghĩa cho website doanh nghiệp.

 

Ngay cả khi bạn đã triển khai các công cụ để chặn tài khoản gửi thư rác, bạn vẫn cần lọc lưu lượng thư rác để giữ cho dữ liệu trở nên chính xác. Công cụ Analytics Edge trong Google Analytics sẽ giúp phân khúc để loại bỏ các thư rác cá nhân được gửi tới doanh nghiệp khiến việc phân tích trở nên chính xác hơn rất nhiều.

 

Sử dụng sai các tham số UTM

 

Tham số UTM là một đoạn mã mà bạn thêm vào URL để giúp bạn xem lưu lượng truy cập web của mình đến từ đâu. Ví dụ: nếu bạn đưa quảng cáo lên các trang web khác nhau, sử dụng các tham số UTM sẽ giúp bạn xem quảng cáo nào đang hoạt động tốt hơn trong việc hướng lưu lượng truy cập đến trang web doanh nghiệp. Đây là cách bạn có thể tìm ra số liệu thống kê rằng traffic đến từ các phương tiện truyền thông xã hội hay các trang web thứ ba. Với kiến ​​thức đó, bạn có thể điều chỉnh các chiến lược tiếp thị của mình cho phù hợp.

 

Sử dụng sai các tham số UTM

Khoảng 4% tất cả lưu lượng truy cập internet đến từ thư rác; điều này có vẻ như là một tỷ lệ nhỏ, nhưng nó có thể chuyển thành một số lượng đáng kể lượt xem trang vô nghĩa cho website doanh nghiệp (Ảnh: Behance)

 

Chỉ sử dụng dữ liệu tổng hợp

 

Nếu bạn không phân khúc dữ liệu Google Analytics của mình dựa trên các yếu tố như nhân khẩu học, hành vi và địa lý, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều thông tin có giá trị. Ví dụ: 72,5% lưu lượng truy cập website doanh nghiệp đến từ người dùng có vị trí địa lý tại Hà Nội, do đó, những bài đăng liên quan đến thủ đô có thể phục vụ cho phần lớn đối tượng độc giả của website.

 

Bằng cách phân khúc nhỏ các dữ liệu, bạn có thể đạt được những hiểu biết tương tự để điều chỉnh nội dung tốt hơn và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn trước.

 

Không thiết lập mục tiêu

 

Một nghiên cứu trước đây của Harvard chứng minh rằng việc có mục tiêu giúp bạn thành công gấp 10 lần so với những phương án thay thế. Là một nhà tiếp thị hoặc nhà quản lý, bạn cần tạo mục tiêu cho doanh nghiệp. Có thể là các mục tiêu như tạo ra khách hàng tiềm năng, cải thiện sự tham gia của khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi thành công. Trong Google Analytics, bạn cũng có thể thiết lập các mục tiêu như tăng lượt tải xuống, khiến nhiều người nhấp vào một trang nhất định hoặc khuyến khích nhiều hình thức liên hệ hơn. Công cụ sẽ cho bạn thấy tiến trình hoàn thành mục tiêu để có những điều chỉnh cần thiết và quan trọng.

 

Không theo dõi chuyển đổi

 

Khoảng 22% các nhà tiếp thị báo cáo không hài lòng với tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp. Để xem xét tỉ lệ chuyển đổi một cách trung thực hơn, hãy sử dụng Google Analytics để theo dõi hành vi của người dùng của bạn. Nếu không có dữ liệu chuyển đổi, bạn sẽ có một bức tranh chưa hoàn chỉnh về hiệu suất của website.

 

Bằng cách thiết lập mục tiêu chuyển đổi trong Google Analytics, bạn có thể thấy các chuyển đổi đến từ đâu, bài viết nào trên trang web mà người dùng đã truy cập nhiều nhất và điều gì khiến họ thực hiện các chuyển đổi bạn đạt được.

 

Không theo dõi chuyển đổi

 

Không theo dõi các sự kiện hoặc chiến dịch

 

Khoảng 64,6% số người nhấp vào quảng cáo Google khi họ đang tìm mua một mặt hàng trực tuyến. Vì vậy, nếu bạn không theo dõi các chiến dịch của riêng mình, bạn sẽ không biết chiến dịch quảng cáo nào đang hoạt động tốt và trang web nào giúp đem đến lưu lượng truy cập tốt cho website doanh nghiệp.

 

Google Analytics cung cấp cho bạn nguồn lưu lượng truy cập cũng như các biến theo dõi chiến dịch cụ thể. Bạn cũng có thể theo dõi các sự kiện như lượt nhấp email và lượt xem video trong chính phần mềm này.

 

Kết luận

 

Như đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được về google analytics là gì? Cũng như cách để sử dụng Google Analytics để đem tới lợi thế cho doanh nghiệp – tất nhiên cũng sẽ có nhiều tính năng bạn sẽ bỏ qua và mắc những sai lầm cơ bản với công cụ khổng lồ này. Bằng cách tránh những sai lầm phổ biến trên, bạn sẽ tiến gần hơn đến việc mở khóa toàn bộ tiềm năng của website doanh nghiệp.

 

Nguồn: Entrepreuners