Phân tích SWOT là một mô hình kinh điển giúp và tuyệt vời khi chúng ta muốn đánh giá hiệu quả của một cá nhân, sản phẩm, chiến dịch, chiến lược của công ty. Vậy chính xác phân tích SWOT là gì? và cách ứng dụng nó trong doanh nghiệp của bạn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể các kiến thức liên quan đến mô hình này.

 

Phân tích SWOT là một mô hình kinh điển và tuyệt vời khi chúng ta muốn đánh giá hiệu quả của một cá nhân, sản phẩm, chiến dịch, chiến lược của công ty. Vậy chính xác phân tích SWOT là gì và cách ứng dụng nó trong doanh nghiệp của bạn như thế nào? Bài viết dưới đây của Brandinfo sẽ chia sẻ cụ thể các kiến thức liên quan đến mô hình này.

 

SWOT là gì?

 

Phân tích SWOT là gì?

 

Về cơ bản, phân tích SWOT là sự kết hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu. Dựa trên sự kết hợp của các chỉ số đánh giá này có nghĩa phân tích SWOT đã giúp bạn có thể có được cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu hoặc một dự án mới ngay từ đầu trong vòng đời dự án. Phân tích SWOT là việc phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.

 

Đọc thêm: Mô hình AIDA? Công thức bán hàng "siêu hiệu quả"

 

Tại sao phải phân tích SWOT? Ưu và nhược điểm của mô hình này là gì?

 

Điều quan trọng mỗi khi đứng trước một quyết định là bạn cần xác định được mình đang ở đâu,vị trí nào trên thị trường, đồng thời nắm rõ các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp của bạn. Phân tích SWOT cho phép bạn hiểu rõ về vị trí của doanh nghiệp mình trong thị trường rộng lớn, đồng thời cũng giúp bạn xác định các cơ hội tiềm năng để khám phá và phát triển doanh nghiệp của mình.

 

Lợi ích của phân tích SWOT là bạn có thể so sánh trực tiếp từng chữ cái riêng lẻ với ba chữ cái đối ứng của nó. Bạn có thể khám phá mối quan hệ giữa điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhưng cũng xem xét cách điểm mạnh của bạn có thể được sử dụng để giúp tận dụng cơ hội và đánh giá tiềm năng điểm mạnh của bạn để giúp cải thiện điểm yếu của bạn. 

 

Mặc dù SWOT là điểm khởi đầu tốt để đánh giá, tuy nhiên SWOT có nhược điểm là nó không tạo ra các kết quả có thể hành động - thay vào đó nó giúp bạn hiểu vị trí hiện tại của mình và cách bạn có thể bắt đầu phát triển doanh nghiệp, sản phẩm của mình. Một phân tích SWOT tốt luôn phải được theo sau bởi việc lập kế hoạch và phát triển thêm

 

Cách xây dựng một bản phân tích SWOT hiệu quả với doanh nghiệp của bạn

 

Để có một mô hình SWOT phân tích được chính xác, điều đầu tiên bạn cần làm đó là tập hợp nhóm người từ nhiều phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp để có những thông tin đầy đủ cho việc xây dựng mô hình SWOT.

 

Đồng thời để phân tích SWOT của bạn trở nên thật sự có giá trị thì việc tham vấn ý kiến của những người có kiến thức chuyên môn khác nhau sẽ giúp bạn làm được điều đó.

 

Trong khi phân tích SWOT bạn cần chú ý trả lời những câu hỏi sau:

 

Strengths (Điểm mạnh)

 

Những yếu tố nội bộ là nền tảng có thể giúp doanh nghiệp phát triển và xây dựng lợi thế của mình đối thủ cạnh tranh trên thị trường như thế nào. Các yếu tố này bao gồm nhân sự, chính sách, văn hóa doanh nghiệp….  những điều này doanh nghiệp có thể kiểm soát được.

  • Quy trình nào mà doanh nghiệp đang áp dụng có thể giúp họ trở nên thành công?
  • Nhân sự hiện tại của doanh nghiệp đang có những điểm nổi bật gì về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, mối quan hệ, học thức…?
  • Điểm mạnh về tài lực và cơ sở vật chất mà doanh nghiệp doanh có là gì? Ví dụ như: tệp khách hàng, bằng sáng chế...
  • Lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh là gì?

 

Weaknesses (Điểm yếu)

 

Bao gồm các yếu tố bên trong làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các kế hoạch của doanh nghiệp. Đôi khi bạn không thể tự nhìn thấy được điểm yếu trong chính doanh nghiệp của mình, chữ W trong SWOT sẽ giúp bạn giải quyết điều đó bằng cách trả lời một số câu hỏi sau:

 

  • Những khiếu nại mà khách hàng hay đề cập về doanh nghiệp của bạn?
  • Tại sao khách hàng của bạn hủy đơn hoặc không tiếp tục các giao dịch tiếp theo với doanh nghiệp của bạn?
  • Các kênh bán hàng hiện tại đã hiệu quả hay chưa?
  • Mối quan hệ giữa nhân viên trong doanh nghiệp như thế nào?
  • Đối thủ cạnh tranh có điểm gì nổi bật hơn bạn về tài sản (bằng sáng chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị…)

 

Opportunities (Cơ hội)

 

Cơ hội của doanh nghiệp đến từ thị trường doanh nghiệp luôn cần nghiên cứu và đưa ra các quyết định kịp thời để nắm bắt được thời cơ phát triển. Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn có thể tìm ra được cơ hội trong ngành của doanh nghiệp mình:

 

  • Ngoài tệp khách hàng hiện tại, với những gì doanh nghiệp đang có, doanh nghiệp có thể phát triển thêm nhóm đối tượng nào không?
  • Các kênh bán hàng hiệu quả hiện nay là gì?
  • Phương pháp tối ưu hóa quy trình làm việc liên phòng ban hiệu quả hơn là gì?
  • Các nguồn lực đã được tối đa hóa chưa?

 

Threats (Thách thức)

 

Yếu tố cuối cùng của phân tích SWOT là Threats – Thách thức, Rủi ro hoặc các mối đe dọa, có nhiều tên gọi dành cho Threat, nhưng chung quy là mọi thứ có thể gây rủi ro đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp.

 

Lời kết

 

Thông qua những kiến thức tổng quan trên bạn chỉ cần phân tích rõ 4 yếu tố của mô hình SWOT dựa vào đó đẩy mạnh hơn những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Đồng thời nắm bắt những cơ hội của thị trường để có những hướng bản kế hoạch phát triển tốt nhất. Có thể bạn sẽ gặp rắc rối khi thu thập thông tin vì không biết phải lấy thông tin nào bởi lượng kiến thức lớn vừa được chia sẻ. Nhưng chắc chắn rất bổ ích giúp doanh nghiệp bạn triển khai thành công các chiến dịch kinh doanh. Và gia tăng lượng khách hàng tiềm năng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chúc các bạn thành công!